Đánh giá Tân đính Luân lý Giáo khoa thư

Theo phân tích của Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Kim Sơn:

"Khi đặt tên cho tác phẩm là: Tân đính luân lý giáo khoa thư, tác giả của nó đã ý thức được đây không còn nguyên vẹn là hệ thống luân lý cũ, nhưng nó lại cũng không phải là hệ thống luân lý hoàn toàn mới. Tân đính chỉ có nghĩa là đem cái cũ ra điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung, trùng tu, làm mới lại cho phù hợp với nhận thức mới và các đòi hỏi của thời đại mới mà thôi...Hầu hết ở những mục, những vấn đề bàn luận đều có ít nhiều cái mới, hoặc ở nội dung, hoặc ở cách tư duy, đặt vấn đề, hoặc ở quan niệm...." [3]

Cũng theo ông Nguyễn Kim Sơn, những cái mới của Tân đính Luân lý Giáo khoa thư là:

  • Cấu trúc tổng thể, khung tư tưởng luân lý được trình bày trong Tân đính là khung tư tưởng mới về căn bản so với luân lý truyền thống nhà Nho.
  • Tư tưởng về một nền chính trị quân chủ lập hiến theo mô hình Nhật Bản.
  • Vấn đề dân tộc được xem là một vấn đề luân lý, đạo đức và tổ quốc, dân tộc là tập hợp những người cùng huyết thông và cứu nước là tiền đề và gắn liền với chỗ đem lại cơ hội cho các cá thể (từng cá nhân) của xã hội phát triển.
  • Tư tưởng luân lý thực nghiệp, thực học, hữu ích, thực tiễn được chú ý khai triển.[3]